Cập nhật vào 10/01
Gia sư là ngành được nhiều sinh viên chọn làm thêm giờ để trang trải cho cuộc sống. Ngoài kỹ năng sư phạm ra, sinh viên muốn bắt đầu làm thêm công việc này cần trau dồi thêm nhiều kiến thức nhất định.
Bài viết sau đây, https://kinhnghiemkhoinghiep.net tổng hợp 10 nguyên tắc cần nắm dành cho sinh viên muốn đi làm gia sư.
Chọn đối tượng giảng dạy
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bạn. Tùy theo từng đối tượng có cách dạy khác nhau và phù hợp với khả năng riêng của bản thân. Với học sinh cấp 1, đòi hỏi bạn phải biết kiên nhẫn. Vì ở lứa tuổi này, các em mải chơi, dễ mất tập trung và hay quên.
Chọn đối tượng dạy phù hợp
Bạn nên lường trước các tình huống không mong đợi như: Đang trong giờ học, các em bắt sang nói các câu chuyện bên lề, ngủ gật, hay chơi đồ chơi. Với đối tượng học này, không những kiên nhẫn mà bạn cần phải yêu trẻ con, hiểu tâm lý của chúng và hướng các em tập trung vào bài học.
Chuẩn bị giáo án
Chuẩn bị giáo án trước khi bắt đầu dạy học là điều cần thiết cần thực hiện thường xuyên. Bằng việc hệ thống bài học, chuẩn bị kiến thức theo hệ thống, tránh được thiếu xót sẽ giúp bạn kiểm soát được chương trình và tiến độ dạy.
Bạn có thể dễ dàng thu thập, tìm kiếm những dạng bài tập hay trên mạng Internet phù hợp với học sinh. Đồng thời, giúp bạn linh hoạt trong khi giảng dạy, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có kỹ năng làm bài thật tốt.
Độ an toàn của bản thân
Phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi bạn sắp xếp thời gian gặp gỡ để phản ánh trình độ của con họ và có lộ trình dạy cụ thể giúp trẻ tiến bộ. Họ sẽ cảm thấy yên tâm khi chọn bạn làm gia sư cho con cái của họ. Đối với phụ huynh, bạn đã tạo được niềm tin và an toàn cho họ.
Hơn nữa, bạn nên ưu tiên tìm kiếm thông tin tuyển gia sư từ bạn bè, người thân giới thiệu. Hoặc tìm đến các trung tâm gia sư có uy tín và thương hiệu lâu năm để nộp hồ sơ. Điều này giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn và tạo độ an toàn cho chính bản thân bạn.
Tiền lương
Tiền lương là phần thu nhập mà bạn có sau khi làm gia sư. Khi lựa chọn làm gia sư, bạn cần cân nhắc kỹ vấn đề này trước khi đưa ra sự lựa chọn. Bạn cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương như: Nguồn giới thiệu gia sư từ bạn bè, người thân, các trung tâm gia sư, yếu tố đi xa, thời gian dạy thêm…Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo mức học phí chung. Đó là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức thu nhập của bạn sau này. Do đó, bạn cần dành thời gian, phân tích, đánh giá và lựa chọn thật chính xác trước khi làm gia sư.
Kiểm tra trình độ học sinh buổi đầu tiên
Để giúp học sinh tiến bộ và tìm được phương pháp dạy phù hợp thì bạn cần chuẩn bị bài kiểm tra nhỏ. Đảm bảo bài kiểm tra đủ để đánh giá học lực của học sinh. Bạn sẽ dễ dàng phân loại được lực học của học sinh và đưa ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
Kiểm tra trình độ của học sinh trước khi dạy
Chuẩn bị phương tiện, trang phục trước khi đi dạy
Bạn nên chủ động về thời gian và phương tiện đi lại. Đặc biệt, buổi đầu tiên bạn nên đến sớm trước 15 phút, tìm hiểu đường đi tránh muộn giờ. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự khi đi dạy. Tác phong chuyên nghiệp, đúng thời gian được phụ huynh đánh giá rất cao và tạo niềm tin ngay từ buổi đầu tiên làm gia sư.
Tìm hiểu tâm lý học sinh
Không chỉ đánh giá học lực của học sinh mà bạn còn phải biết nắm được tính cách, sở thích của học sinh. Bạn nên trò chuyện cùng học sinh hàng ngày. Qua đó, bạn sẽ hiểu học sinh của mình hơn và biết cách tạo động lực cho học sinh cố gắng, chăm chỉ học tập. Nếu bỏ qua điều này thì bạn khó có thể duy trì công việc gia sư được trong thời gian dài. Đồng thời tạo mối quan hệ tốt với học sinh, bạn sẽ nhận được sự hợp tác từ học sinh hơn.
Có phương pháp dạy riêng
Phương pháp dạy đúng và phù hợp với học sinh sẽ giúp cải thiện được học lực của học sinh. Từ đó giúp học sinh thích thú và hợp tác cùng bạn. Phương pháp dạy của bạn cần tạo động lực, kích thích niềm đam mê học tập và rèn tính tự lập làm bài cho học sinh.
Phương pháp dạy của bạn tránh dập khuôn, máy móc và cần tham khảo thêm cách dạy trên trường của học sinh. Điều này sẽ giúp học sinh không bị áp lực với phương pháp mới mà cảm thấy vẫn rất gần với cách dạy của thầy cô khi ở trên lớp.
Tạo tính tự lập cho các em
Ngoài việc bổ trợ kiến thức thêm cho học sinh thì bạn cũng nên rèn cho học sinh tính tự lập. Có thể lấy ví dụ như: Không làm hộ bài cho học sinh, hãy để học sinh tự giác và chủ động trả lời trước. Và điều quan trọng, không chỉ trau dồi thêm kiến thức cho học sinh mà bạn cũng cần dạy học sinh về cách cư xử đúng đắn, và biết nhận thức về cuộc sống.
Sắp xếp thời gian dạy hợp lý
Bạn không nên dành quá nhiều thời gian vào việc gia sư mà bỏ quên việc học, nợ bài, thi lại. Để đảm bảo thời gian học trên lớp thì bạn cần biết sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý. Ngoài ra, cần linh hoạt tăng thời lượng dạy thêm cho học sinh trước các kỳ thi. Với việc sắp xếp thời gian hợp lý thì bạn sẽ dễ dàng làm thêm mà không ảnh hưởng quá lớn tới việc học.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi làm gia sư.