Cập nhật vào 21/06
Cần có kế hoạch ôn tập thật tốt để đạt điểm cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xây dựng kế hoạch đó nhé.
Có không ít các em học sinh lớp 12 đang lo lắng trước vấn đề: làm thế nào để đạt điểm cao môn Văn, nên ôn tập như thế nào, ôn những phần kiến thức gì, …? Đây là những câu hỏi cực kỳ cần thiết, để có thể giúp các em có được thành tích cao trong học tập, nhất là khi kỳ thi Trung học phổ thông đang sắp đến gần. Với mong muốn sẽ đồng hành cùng các em trong kỳ thi quan trọng này, bài viết dưới đây của kinhnghiemkhoinghiep.net sẽ chia sẻ về việc ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 12, hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích để các em ôn tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong kỳ thi quan trọng này.
1. Tìm hiểu giới hạn kiến thức mà Bộ Giáo dục đưa ra.
Khi bắt tay vào việc ôn tập, các em học sinh nên tìm hiểu về các công văn liên quan đến việc giới hạn đề thi để biết được nên ôn tập các phần nào, tránh mất thời gian vào những phần kiến thức đã được giảm tải hoặc không nằm trong phần giới hạn do Bộ đề ra.
Theo quy định của Bộ Giáo dục, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 giới hạn nội dung kiến thức sẽ bao quát trong toàn bộ chương trình trung học phổ thông trong đó, phần kiến thức trọng tâm sẽ thuộc về lớp 12. Các em có thể tập trung vào các tác phẩm văn học sau:
- Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà “ của nhà văn Nguyễn Tuân;
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường;
- “Vợ chồng Aphủ” của Tô Hoài;
- “Vợ nhặt” của Kim Lân;
- “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành;
- “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi;
- “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu;
- “Tây Tiến” của Quang Dũng;
- “Việt Bắc” của Tố Hữu;
- “Đất Nước” (Trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm;
- “Sóng” của Xuân Quỳnh;
- “Đàn ghi ta của Lor – ca” của Thanh Thảo
- “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh;
Đối với phần đọc – hiểu, nội dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề về các cấu trúc ngữ pháp, tác giả, tác phẩm.
Ôn tập kiến thức trong phạm vi khoanh vùng
Với phần nghị luận xã hội, các em cần cập nhật các vấn đề nổi trội trong thời gian gần đây để có được bài viết xuất sắc. Không có giới hạn kiến thức dành cho phần này.
2. Tham khảo các đề thi Mẫu của Bộ và các đề thi thử của các trường, các năm trước
Các em cũng nên sưu tầm các mẫu đề thi của Bộ Giáo dục để biết được mức độ khó trong đề thi là như thế nào, từ đó đưa ra những mục tiêu phù hợp, có kế hoạch ôn tập hợp lý. Các em cũng có thể làm các đề thi của năm trước hoặc các đề thi thử do các thầy cô giáo đưa ra, làm trong đúng thời gian quy định để có thể đánh giá được trình độ của mình ở mức độ nào, cần bổ sung những phần kiến thức gì cũng như rèn luyện được kỹ năng làm bài.
Nếu bạn cần một gia sư môn Văn giỏi để giúp mình ôn tập hiệu quả hơn, hãy đến với Trung tâm gia sư Việt uy tín hàng đầu tại Hà Nội https://giasuviet.com.vn/can-tim-gia-su-gioi-mon-van-day-kem-tai-nha.html
3. Làm nhiều dạng đề khác nhau
Để làm tốt các đề thi môn Ngữ văn, các em học sinh cần làm quen với nhiều dạng đề bài khác nhau, đặc biệt là đối với phần nghị luận xã hội. Phần này không có giới hạn kiến thức, chủ đề cũng hết sức đa dạng như: nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận về hiện tượng xã hội hay nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Dù là câu hỏi đọc hiểu, nghị luận xã hội hay nghị luận văn học thì các em nên nhớ rằng “tuyệt đối không nên học tủ’, việc học tủ sẽ giống như việc đáng bài, may thì thắng mà không may thì tất cả công sức đều đổ xuống biển.
Đọc văn mẫu để hiểu hơn về tác phẩm, không phải để coppy
4. Phân chia thời gian ôn tập cụ thể
Với lượng thời gian còn lại, các em nên có sự phân chia thời gian hợp lý về các phần kiến thức ôn tập, khi tuân thủ đúng kế hoạch này, các em sẽ nắm tương đối chắc các phần kiến thức, dù bài thi có nằm trong phần nào thì các em cũng đủ tự tin.
Với những kế hoạch ngắn gọn nêu trên về việc ôn thi Trung học phổ thông môn Ngữ văn, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích để các em có thể ôn tập tốt, rèn luyện tốt và đạt kết quả thật tốt trong kỳ thi này. Chúc các em sẽ thành công rực rỡ.
Nếu bạn có con nhỏ đang học lớp 3 và cần học gia sư, hãy tham khảo bài viết Kinh nghiệm hay khi tìm gia sư cho trẻ lớp 3 để có phướng án chọn lựa tốt nhất.