Cập nhật vào 20/04
Tadashi Yanai – nhà sáng lập tập đoàn Fast Retailing được đánh giá là một trong những doanh nhân thành công nhất Nhật Bản. Đóng góp vào sự lớn mạnh của Fast Retailing chính là thương hiệu thời trang Uniqlo. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xây dựng đế chế thời trang Uniqlo của tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai.
Tadashi Yanai và sự ra đời của thương hiệu thời trang Uniqlo
Tadashi Yanai sinh ngày 7/2/1949 tại Ube, Yamaguchi, Nhật Bản. Ông theo học tại Đại học Waseda, tốt nghiệp vào năm 1971 với bằng cử nhân kinh tế và khoa học chính trị. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tadashi Yanai khởi đầu sự nghiệp bằng công việc bán đồ dùng nhà bếp và quần áo nam tại một siêu thị. Sau đó, ông gia nhập cửa hàng may mặc của bố – tiền thân của nhãn hiệu Uniqlo.
Vào năm 1984, Tadashi Yanai mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hiroshima, với định hướng mặt hàng giá rẻ và tiện lợi. Ban đầu của hàng này có tên Unique Clothing Warehouse có nghĩa là nơi cung ứng những trang phục độc đáo. Sau đó Uniqlo ra đời từ sự kết hợp của các chữ này.
Tỷ phú giàu hàng đầu Nhật Bản – Tadashi Yanai
Khi nền kinh tế của Nhật Bản gặp khủng hoảng vào những năm đầu của thập niên 90, các sản phẩm giá rẻ của Uniqlo trở nên thịnh hành. Đến năm 1994, Uniqlo mở rộng ra thành 100 cửa hàng sau 10 năm kể từ ngày ra đời, đặc biệt là các cửa hàng ở vùng ngoại ô Nhật Bản đem về doanh thu rất cao. Năm 1998, Uniqlo gây một cơn sốt trên thị trường thời trang may mặc ở đất nước mặt trời mọc khi cho ra đời dòng trang phục chất liệu nỉ.
Nhờ đó mà thương hiệu Uniqlo càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, không lâu sau đó, công ty lại gặp khó khăn do doanh số và lợi nhuận sụt giảm. Tadashi Yanai phải tổ chức lại bộ máy, phát triển dòng sản phẩm dành cho nữ giới và đã lấy lại được vị thế trên thị trường.
Những thất bạn của Uniqlo khi mở rộng ra ngoài biên giới Nhật Bản
Không phải lúc nào Uniqlo cũng gặt hái được thành công bởi khi bắt đầu thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, công ty gặp không ít khó khăn và thất bại.
Năm 2001, Tadashi Yanai cố gắng đưa nhãn hiệu thời trang của mình đến với thị trường Anh với việc mở mở 21 cửa hàng trong 2 năm. Tuy nhiên do trình độ quản lý yếu kém và mở rộng quy mô quá nhanh đã buộc Uniqlo phải đóng cửa 16 cửa hàng. Nguyên nhân của sự thất bại này được cho là họ đã không làm tốt việc thiết lập nhận diện thương hiệu trước khi mở cửa hàng.
Đối với thị trường Mỹ, Uniqlo phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký như Zara (Tây Ban Nha), H&M (Thụy Điển) cùng với 2 nhãn hàng nội địa là Gap và Forever 21. Năm 2012, Uniqlo từng đặt mục tiêu tham vọng là mở 1.000 cửa hàng tại Mỹ, nhưng đến tháng 3/2017 sau khi đóng cửa 6 địa điểm, nhãn hàng chỉ còn 47 cửa hàng tại Mỹ.
Cũng là người đứng hàng đầu trong mảng thời trang thế giới, nhưng Phil Knight lại có con đường khởi nghiệp khác hẳn Tadashi Yanai. Để tìm hiểu về sự nghiệp của Phil Knight, bạn tham khảo tại quá trình khởi nghiệp ông chủ của nike.
Sự phát triển của Uniqlo hiện nay
Tuy gặp không ít những khó khăn nhưng nhờ sự chèo tài tình lái của Tadashi Yanai, Uniqlo hiện có trên 1.000 cửa hàng ở nước ngoài và không ngừng tăng trưởng. Tỷ phú Tadashi Yanai còn mong muốn đưa Uniqlo trở thành đế chế thời trang số một thế giới.
Tỷ phú Tadashi Yanai và thương hiệu Uniqlo
Theo những thống kê được công bố, đến cuối năm 2017, Uniqlo có 1.974 cửa hàng khắp thế giới, trong đó 833 ở Nhật và 1.141 ở 17 quốc gia khác. Bên cạnh đó doanh thu hợp nhất của tập đoàn Fast Retailing đang sở hữu thương hiệu này đạt 16 tỷ USD. Tạp chí Forbes cũng cho biết Fast Retailing đứng thứ 32 trong danh sách những công ty sáng tạo nhất.
Nội dung bài viết được kinhnghiemkhoinghiep.net tổng hợp và chia sẻ.